Thuật ngữ nghề marketing không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nghề này và công việc của mỗi Marketer hiện nay. Đừng bỏ qua thông tin bài viết dưới đây nhé. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
- 1. Nghề Marketing là gì?
- 2. Ngành marketing là gì?
- 3. 6 Lý do doanh nghiệp phải triển khai marketing
- 1. Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng
- 2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn
- 3. Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng
- 4. Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
- 5. Marketing thúc đẩy việc bán hàng
- 6. Marketing giúp doanh nghiệp phát triển
1. Nghề Marketing là gì?
Marketing được hiểu là tiếp thị, một hình thức kết nối phổ biến với khách hàng. Theo đó công việc marketing là tất cả những việc để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Những người làm việc trong lĩnh vực marketing được gọi chung là Marketer. Họ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường đồng thời lên chiến lược cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.
2. Ngành marketing là gì?
Ngành marketing hiện nay được đào tạo phổ biến tại các trường đại học/ cao đẳng, nhằm bổ sung kiến thức về nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị hiếu của khách hàng, phân tích hành vi người tiêu dùng. Đồng thời lên chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, …
Công việc Marketing gồm những gì? Khi học marketing, người học sẽ nắm được những kiến thức dưới đây:
- Nghiên cứu thị trường
- Phân khúc thị trường
- Định vị thương hiệu
- Phân tích độ cạnh tranh
- Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi
- Hoạch định ngân sách marketing
- Đo lường hiệu quả chiến dịch
>>> Nghề dev là gì? Tầm quan trọng của nghề Dev hiện nay
3. 6 Lý do doanh nghiệp phải triển khai marketing
Thông tin trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về nghề Marketing là gì. Về cơ bản, nghề này là một mảng quan trọng với doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu bởi 6 lý do dưới đây:
1. Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng
Tầm quan trọng của bộ phận marketing trong doanh nghiệp rất lớn nhằm cung cấp cho khách hàng về hiểu biết sản phẩm, dịch vụ đối với doanh nghiệp đang cung cấp.
Do vậy, team marketing trong doanh nghiệp sẽ là người hiểu rõ nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp… Còn khách hàng luôn cần những thông tin này từ bạn, để họ sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng.
Khi mua sản phẩm, khách hàng của bạn cần nắm được thông tin dưới đây:
- Thông tin tổng quan về sản phẩm và dịch vụ
- Nắm được lợi ích đi kèm trước khi họ bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo.
Điều đó cho thấy marketing được xem là phương pháp tối ưu nhằm truyền đạt những giá trị của một sản phẩm đến khách hàng.
2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn
Modern marketing là hình thức tiếp thị hiện đại, phương pháp này tối ưu chi phí tốt nhất. Với các chiến dịch Email Marketing và các trang Social Media giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm ngân sách đáng kể. Do vậy, marketing giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh với “đàn anh” lớn hơn trên thị trường.
Còn với những doanh nghiệp nhỏ hơn thì họ có nhiều thời gian chăm sóc đến khách hàng của mình qua các nền tảng marketing khác nhau.
3. Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng
Marketing là một phương pháp nhằm duy trì được sự hiện diện của thương hiệu với khách hàng. Từ đó, giúp bạn duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp khách hàng có lòng tin nhằm đánh giá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Qua nhiều kênh khác nhau sẽ cung cấp thông tin và kiến thức, theo đó thì marketing có khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài với người dùng hiện tại của mình. Do vậy, người dùng yêu thích thương hiệu, sản phẩm và sẽ chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai.
4. Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
Với hình thức marketing truyền thống trong quá khứ, chỉ giúp bạn được tương tác cùng khách hàng nếu như họ xuất hiện tại công ty của bạn.
Tuy nhiên, marketing thúc đẩy sự tương tác bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Người tiêu dùng cũng cần được tương tác thật nhiều hơn nữa ngoài cửa hàng.
Với nghề marketing, bạn vừa được giao tiếp với khách hàng đồng thời tương tác với họ mọi lúc mọi nơi. Cụ thể như khi, bạn sẽ được tự do gửi khách hàng về các nội dung liên quan đến sản phẩm ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn. Bởi vậy, marketing giúp bạn được tạo dựng quan hệ với khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.
>>> Nghề KOL là gì? Trở thành KOL cần tố chất gì?
5. Marketing thúc đẩy việc bán hàng
Mục đích cuối cùng của nghề marketing là hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và marketing được xem là điều cần thiết nhằm đạt được mục đích đó.
Việc lựa chọn sản phẩm tốt là điều quan trọng… thời đại của “hữu xạ tự nhiên hương” đã hết. Với một sản phẩm chất lượng thì bất kỳ ai mà không biết tới nó thì bạn không thể nào tạo ra doanh số. Và đương nhiên, điều đó khiến bạn không thể duy trì hoạt động kinh doanh thương mại lâu dài!
Hiện nay, nếu muốn bán được hàng, thì bạn phải giúp cho khách hàng nắm được sản phẩm qua lời chào hàng hấp dẫn. Từ đó giúp họ tiếp tục lắng nghe, bị bạn thuyết phục và đồng ý mua sản phẩm mà chiến lược marketing mang lại. Đó là lý do khiến cho marketing giúp bạn bán hàng tốt hơn.
6. Marketing giúp doanh nghiệp phát triển
Marketing được xem là một chiến lược quan trọng tốt cho hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp nhằm mở rộng và phát triển tệp khách hàng. Đối với khách hàng hiện tại được xem là cực kỳ quan trọng tuy nhiên việc marketing để mở rộng thêm danh sách này được xem là điều quan trọng không kém.
Một số chiến dịch nhỏ bao gồm đăng bài viết trên những phương tiện truyền thông xã hội hay các chiến dịch email nhằm:
- Thu hút người dùng hiện tại
- Có được những khách hàng tiềm năng mới.
Về cơ bản, nhiệm vụ marketing nhằm giúp đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai nhờ vào việc: Duy trì mối quan hệ khách hàng cũ đồng thời mở rộng danh sách những khách hàng mới