Học viện Hành chính Quốc gia cùng lịch sử phát triển

Học viện hành chính quốc gia đưa ra quá trình cùng với lịch sử sự phát triển của nhà trường. Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng bản Quy chế hoạt động của Học viện trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét và quyết định.

  1. Quá trình phát triển của học viện:

– Từ 29-5-1959: Trường Hành chính trực thuộc Bộ Nội Vụ được thành lập theo Nghị định số 214-NV.

– Ngày 29-9-1961: Theo Nghị định số 13-CP của Chính phủ, Trường được đổi tên thành Trường Hành chính TW.

– Ngày 26-9- 1981 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành Chính TW.

– Ngày 1-11-1990 Theo QĐ số 381/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)   trường Hành chính TW được đổi tên thành trường Hành chính Quốc gia.

– Ngày 6-7-1992 Theo Nghị định số 253/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Hành chính Quốc gia; Trường Hành chính Quốc gia được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia.

– Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chinh phủ đã ban hành Quyết đinh số 234/2003/QĐ-TTG quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.

 

  1. Cơ cấu tổ chức của Học viện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  2. a) Lãnh đạo Học viện:

Học viện Hành chính Quốc gia có Giám đốc, giúp việc Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về toàn bộ hoạt động của Học viện Hành chính Quốc gia.

Các Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia. Các Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về  nhiệm vụ được  Giám đốc phân công.

Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng bản Quy chế hoạt động của Học viện trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.

  1. b) Các Phân viện:
  2. Phân viện Học viện hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh;
  3. Phân viện Học viện hành chính Quốc gia tại thành phố Huế;
  4. Các Phân viện khu vực.

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các Phân viện khu vực theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phân viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định theo đề nghị của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.

  1. c) Các tổ chức giúp Giám đốc quản lý Học viện.
  2. Ban Tổ chức cán bộ;
  3. Ban Đào tạo;
  4. Ban Hợp tác quốc tế;
  5. Văn phòng;
  6. Ban Thanh tra Giáo dục – Đào tạo.
  7. d) Cácđơnvị đào tạo, bồi dưỡng:
  8. 1.Khoa Đào tạo, bồi dưỡng công chức và tại chức;
  9. Khoa Sau đại học;
  10. Khoa Lý luận cơ sở,
  11. Khoa Nhà nước và Pháp luật;
  12. Khoa Hành chính học;
  13. Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính;
  14. Khoa Quản lý Nhà nước về kinh tế;
  15. Khoa Quản lý Nhà nước về xã hội;
  16. Khoa Quản lý tài chính công;
  17. Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự;
  18. 11.Các Khoa chuyên ngành và các bộ môn chuyên ngành khác.

đ) Các tổ chức sự­ nghiệp :

  1. 1.Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính;
  2. Tạp chí Quản lý nhà nước,
  3. Trung tâm Tin học và Thư viện;
  4. Nhà xuất bản Hành chính;
  5. Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ đào tạo.

Đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu của Học viện gồm: Các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ­ưu tú, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên viên cao cấp, Giảng viên cao cấp, Giảng viên và Nghiên cứu viên.

Facebook Comments Box
Rate this post