Ngành kiểm soát không lưu lương bao nhiêu?

nganh-kiem-soat-khong-luu-luong-bao-nhieu (1)

Vì là ngành đặc thù, lại khan hiếm nguồn nhân lực nên kiểm soát không lưu là ngành nằm trong những ngành được trả lương rất cao. Theo cục thống kê lao động, mức lương hàng năm của kiểm soát viên không lưu là 124,540$.

Việc làm và mức lương của ngành kiểm soát không lưu dự kiến sẽ không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2018-2028.

Những vị trí mức lương vài trăm triệu đồng trong ngành hàng không

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thông tin tự công bố, kiểm soát không lưu là ngành đặc thù, lại khan hiếm nguồn nhân lực nên được trả lương tới gần 300 triệu đồng.

Những số liệu hé lộ mức lương hàng trăm triệu đồng của một số vị trí đặc thù:

Vị trí công việc Thu Nhập
Giáo viên kiểm tra năng định DPE 200-300
Phi công 70-260
Bảo dưỡng máy bay 27-250
Kiểm soát viên không lưu 50-120
Phục vụ mặt đất 15-120

Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu tuy không trực tiếp lái máy bay như phi công hay tiếp viên hàng không nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến bay của mọi người. Nếu bạn thực sự có năng lực và yêu thích ngành này hãy nộp đơn ứng tuyển để thử sức nhé!.

Ngày nay, máy bay là phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến vì tiết kiệm được thời gian, tuy rằng mức giá có cao hơn nhiều so với đường bộ và đường sắt.

kiem-soat-vien-khong-luu-dong-rat-vai-tro-quan-trong-de-chuyen-bay

Kiểm soát viên không lưu đóng rất vai trò quan trọng để chuyến bay

Để đảm bảo an toàn giao thông đường không đảm bảo cần có sự phối hợp và liên kết từ nhiều bộ phận khác nhau trong đó có dịch vụ không lưu. Kiểm soát viên không lưu đóng rất vai trò quan trọng để chuyến bay được an toàn, điều hòa. Máy bay có thể biết chính xác vị trí của mình trong khi đang bay, không bị lạc đường, không bị trùng nhau và không xảy ra va chạm khi tàu bay đến sân bay hạ cánh cùng một thời điểm.

Dịch vụ không lưu bao gồm Thông báo bay, dịch vụ Điều hành bay, dịch vụ tư vấn không lưu, dịch vụ báo động.

Dịch vụ Điều hành bay chia thành 04 phần:

  • Dịch vụ kiểm soát mặt đất (GCU)
  • Dịch vụ kiểm soát tiếp cận (APP)
  • Dịch vụ kiểm soát tại sân bay (TWR)
  • Dịch vụ kiểm soát đường dài (ACC).

Mỗi dịch vụ điều hành bay đều có các dịch vụ kiểm soát cơ sở điều hành bay tương ứng như Đài kiểm soát tại sân bay, Dịch vụ kiểm soát mặt đất, Cơ sở kiểm soát tiếp cận, Bộ phận kiểm soát mặt đất; Dịch vụ kiểm soát tiếp cận, Dịch vụ kiểm soát đường dài – Cơ sở kiểm soát đường dài.

Kiểm soát viên không lưu làm những gì?

  • Kiểm soát viên không lưu là người chỉ huy, điều hành, làm việc tại cơ sở điều hành bay đảm bảo an toàn bay cho tất cả các chuyến bay.
  • Kiểm soát viên không lưu chịu trách nhiệm trực tiếp điều khiển máy bay
  • Các kiểm soát viên không lưu chỉ huy tàu bay từ khi tàu bay nổ máy cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ
  • Các kiểm soát viên không lưu phải đảm bảo an toàn khi lưu thông, ngăn ngừa các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay giữa các tàu bay.
  • Công việc của kiểm soát viên phức tạp vì hiện nay lưu lượng chuyến bay ngày một lớn, đòi hỏi người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý nhất.

Phẩm chất của một người kiểm soát không lưu

Hiện nay, nhiều người sẽ nộp đơn xin ứng tuyển nên cạnh tranh việc làm dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể. Có một vài phẩm chất khiến bạn nổi bật trong kiểm soát không lưu như sau:

  • Kỹ năng tập trung: Kiểm soát viên không lưu phải có khả năng giữ sự tập trung ngay cả khi có nhiều cuộc trò chuyện diễn ra tại nơi làm việc cùng lúc
  • Kỹ năng toán học: Kiểm soát viên không lưu phải khá giỏi toán và giải các bài phức tạp một cách chính xác.
  • Kỹ năng ra quyết định: Kiểm soát viên không lưu phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng vì nếu như có bất ngờ thì thời gian là tất cả, bạn cần phải suy nghĩ và quyết định thật nhanh chóng. Thời gian là tất cả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kiểm soát viên không lưu phải hiểu các tình huống phức tạp và tìm ra cách giải quyết chúng khi cân nhắc thời tiết thay đổi điều hướng giao thông.
  • Kỹ năng tổ chức: Kiểm soát viên không lưu cũng phải biết cách phối hợp nhiều chuyến bay cách ưu tiên các nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển.
  • Kiểm soát viên không lưu phải sở hữu hiệu quả kỹ năng giao tiếp để cung cấp thông tin rõ ràng nhanh chóng và xử lý các yêu cầu của phi công.

Hiện nay Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hiện nay có gần 5 trăm kiểm soát viên không lưu và đang trực tiếp điều hành ở các cơ sở bay trên toàn quốc, hàng ngày điều khiển hàng nghìn chuyến bay trong nước cũng như quốc tế. Kiểm soát viên không lưu là lực lượng lao động chính nên mức lương dành cho đội ngũ này cũng rất hấp dẫn.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hết sức coi trọng việc tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát viên được học tập, rèn luyện nghề nghiệp. Kiểm soát viên không lưu được bố trí làm việc tại các cơ sở điều hành bay như sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, các sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và tại các sân bay tại các địa phương khác, Trung tâm kiểm soát  không lưu đường dài, Các cơ sở điều hành bay hiện đại), Đài chỉ huy Nội Bài (TWR Nội Bài), Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội (ACC Hà NộiĐài chỉ huy Tân Sơn Nhất (TWR Tân Sơn Nhất),…

Người làm nghề kiểm soát viên không lưu phải am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp và có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu của Tổ chức hàng không. Do tính chất quan trọng của nghề kiểm soát không lưu nên đòi hỏi người làm nghề kiểm soát lưu phải có không dân dụng quốc tế (ICAO) để giao tiếp với người lái, có phản ứng nhanh nhạy, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm việc.

Các kiểm soát viên không lưu (KSVKL) phải chịu trách nhiệm chỉ huy tàu bay ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay.

Hàng năm, kiểm soát viên không lưu được  bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước và tại các cơ sở đào tạo huấn luyện hàng không thế giới như tại Singapore, NewZealand tham gia các khóa học có uy tín.

Lương cao nhưng công việc đầy áp lực

Kiểm soát viên không lưu mức thu nhập trung bình của một kiểm soát viên không lưu là trên 27 triệu đồng một tháng được quan tâm, tạo điều kiện về đời sống vật chất, tinh thần. Ngoài ra kiểm soát viên không lưu còn có các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty. Hiện nay thu nhập thực tế của từng kiểm soát viên không lưu tùy thuộc vào đóng góp thực tế và thâm niên công tác.

nganh-kiem-soat-khong-luu-luong-bao-nhieu

Ngành kiểm soát không lưu lương bao nhiêu?  

Kiểm soát không lưu là một trong những nghề đặc thù của ngành hàng không, các phi công sẽ không lúc nào gián đoạn và cũng không cho phép sai lầm khi cấtvà hạ cánh. Kiểm soát không lưu điều hành chính luôn đeo micro để giữ liên lạc và điều hành các máy bay nhận thông tin về chuyến bay chuẩn bị vào vùng kiểm soát của đài. Ngoài ra, còn có kiểm soát viên tại vị trí giám sát theo dõi tổng thể hỗ trợ khi cần thiết để nhắc ngay khi có sai sót. Kiểm soát không lưu luôn được theo dõi sức khỏe tâm lý đề liền có người dự phòng thay thế. Kiểm soát không lưu làm việc 2 ngày liên tục rồi được nghỉ một ngày, chia 2 ca làm việc ngày và đêm, kéo dài trong 12 giờ.

Kiểm soát không lưu các ứng viên phải học tại Học viện Hàng không 1 năm đi thực hành rồi mới được dự thi lấy giấy phép chứng chỉ do Cục Hàng không Việt Nam cấp.

Tại Việt Nam, bắt buộc phải có hồ sơ đào tạo nâng cao thì mới được cấp giấy phép hành nghề. Kiểm soát không lưu đều phải có sự định hình không gian tốt, trí nhớ tốt, và thực hiện nhiều việc cùng lúc. Kiểm soát không lưu khả năng quyết định nhanh chóng, có khả năng thích ứng với stress thị lực và thính giác tốt, bình tĩnh khi gặp áp lực, có sức khỏe.

Kiểm soát không lưu trình độ tiếng Anh tương ứng TOEIC từ 605, IELTS từ 5.5… trở lên. Dù thu nhập của các Kiểm soát không lưu ở mức cao nhưng đây là một công việc phải đối mặt với áp lực và Kiểm soát không lưu được xếp là một trong 14 nghề căng thẳng nhất thế giới.

Kiểm soát không lưu do áp lực nên ít người theo đuổi được, ngành hàng không thế giới thường xuyên chứng kiến sự thiếu hụt Kiểm soát không lưu vì áp lực do số lượng chuyến bay ngày càng tăng.

Tại Mỹ, dù mức đãi ngộ cho Kiểm soát không lưu lọt vào top 10 nghề lương cao nhất nhưng vẫn tuyển dụng khó vì nhiều người không chịu nổi áp lực của nghề này. Kiểm soát không lưu không có ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ yêu cầu nghề nghiệp rất gắt gao

Những tố chất cần thiết khi theo học ngành Kiểm soát không lưu

Kiểm soát không lưu là một công việc có sự đòi hỏi rất khắt khe vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chuyến bay và những hành khách. Kiểm soát không lưu cần phải có tố chất sau:

  • Thành thạo tiếng Anh
  • Kiểm soát không lưu có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài
  • Kiểm soát không lưu có khả năng quyết định nhanh, thực hiện nhiều việc cùng lúc, tự tin, quyết đoán
  • Khả năng tập trung cao độ
  • Có thể thích ứng với căng thẳng và bình tĩnh khi gặp áp lực
  • Kiểm soát không lưu có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt
  • Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong công việc
  • Thông minh, nhanh nhạy
  • Yêu thích, đam mê với ngành hàng không
  • Khả năng định hình không gian tốt, khả năng tư duy nhanh
  • Có tính chuyên nghiệp cao
  • Là người luôn năng động và sáng tạo.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về Ngành kiểm soát không lưu lương bao nhiêu?  Và những thông tin quan trọng khác về ngành. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kiểm soát không lưu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Facebook Comments Box
Rate this post