Kiểm soát viên không lưu là gì? thi khối nào?

kiem-soat-vien-khong-luu-la-gi-thi-khoi-nao-2

Ngành hàng không những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh mẽ và tạo ra cơ hội việc làm cho hàng trăm bạn trẻ có ước mơ làm trong lĩnh vực hàng không. Vậy kiểm soát viên không lưu là gì? kiểm soát viên không lưu thi khối nào?.Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Kiểm soát viên không lưu là gì?

Nghề của Kiểm soát viên không lưu là sắp xếp máy bay bay một cách trật tự, giữ đúng khoảng cách an toàn, công việc đòi hỏi tự tập trung cao độ, phải bình tĩnh và quyết đoán vì chỉ cần một phút xao nhãng cũng có thể sẽ gây ra thiệt hại rất nặng nề  đến tính mạng của hàng trăm hành khách đang trên máy bay. Đường bộ cần có lực lượng cảnh sát giao thông và hệ thống đèn báo tín hiệu để phương tiện đảm bảo di chuyển an toàn. Thì với hàng không cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ phận.

kiem-soat-vien-khong-luu-la-nguoi-dieu-hanh-trong-suot-chuyen-bay

Kiểm soát viên không lưu là người điều hành trong suốt chuyến bay

Ngành hàng không đã và đang mở cửa hội nhập, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước nên rất chào đón các bạn trẻ có năng lực và muốn thử sức với vị trí kiểm soát không lưu.

Kiểm soát viên không lưu chính là người điều hành trong suốt chuyến bay và đảm bảo an toàn cho những chuyến bay.

Tại Việt Nam có 4 loại hình Kiểm soát viên không lưu

  • KSVKL đường dài
  • KSVKL tại sân bay và nhân viên kiểm soát mặt đất.
  • KSVKL tiếp cận

Các KSVKL đảm nhiệm công việc như sau:

  • Bộ phận kiểm soát mặt đất: Kiểm soát hoạt động của tàu bay từ vị trí đỗ đến vị trí chờ trước khi vào đường cất hạ cánh. Kiểm soát khi tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh lăn về vị trí đỗ tại sân bay. Điều hành các hoạt động của tàu bay tại khu vực kiểm soát mặt đất.
  • Cơ sở kiểm soát tiếp cận: Dẫn dắt và sắp xếp thứ tự các tàu bay đến để tàu bay vào làm tiếp cận và hạ cánh. Cơ sở kiểm soát tiếp cận dẫn dắt các tàu bay khởi hành lấy độ cao bay trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn bay đường dài.
  • Đài kiểm soát tại sân bay: Kiểm soát tàu bay cất hạ cánh
  • Hướng dẫn các tàu bay đến hạ cánh
  • Chỉ thị cho tàu bay cất cánh đúng theo kế hoạch
  • Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC – Area Control Center): Kiểm soát tàu bay trong vùng ở những vùng trời cao hơn, cả trên biển và đất liền.
  • Đảm bảo an toàn bay là ưu tiên hàng đầu: đảm bảo khoảng cách an toàn phân cách giữa các tàu bay cho đúng khoảng cách
  • Vai trò của một Kiểm soát viên không lưu công việc chính của bạn là phải duy trì việc liên lạc với phi công trong suốt hành trình chuyến bay
  • Kiểm soát viên không lưu phải luôn theo dõi lộ trình chuyến bay bắt đầu từ lúc khởi hành cho đến khi hạ cánh để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Kiểm soát viên không lưu phải nhanh chóng điều hành các chuyến bay an toàn
  • KSVKL được trang bị các  màn hình radar điều hành và bao quát được bầu trời, thiết bị liên lạc trực thoại mặt đất, điện thoại, máy tính, không lưu tự động (ATM) rất hiện đại, thiết bị liên lạc vô tuyến không – địa.

Môi trường làm việc của kiểm soát viên không lưu

Nghề Kiểm soát không lưu với cơ hội nghề nghiệp nhiều hi vọng tại đây, bạn sẽ được:

  • Làm việc ở môi trường hiện đại, chuyên nghiệp, có trang thiết bị hiện đại được đánh giá là những Trung tâm kiểm soát không lưu ngang tầm khu vực.
  • Điều kiện làm việc thuận lợi
  • Nghề Kiểm soát không lưu có cơ hội phấn đấu, thể hiện năng lực bản thân.
  • Nghề Kiểm soát không lưu thu nhập hấp dẫn, tăng dần theo năng lực và kinh nghiệm
  • Các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước
  • Nghề Kiểm soát Không lưu được đánh giá là một trong top ngành nghề đang có mức lương cao nhất tại Việt Nam.
  • Kiểm soát viên không lưu được tham gia các khóa học nghiệp vụ trong nước và ở nước ngoài như tại Singapore, Thailand, New Zealand để nâng cao năng lực chuyên môn
  • Kiểm soát viên không lưu và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, được tạo điều kiện về đời sống tinh thần để yên tâm làm việc.

Tố chất hàng đầu để trở thành kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu là công việc mang tính chất đặc thù và đòi hỏi nhanh nhạy, thông minh, và đặc biệt là tính chuyên nghiệp cao.

Kiểm soát viên không lưu, muốn làm ngành nghề này cần có những tố chất như sau:

  • Kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm cao với công việc
  • Yêu thích và đam mê với ngành hàng không
  • Kiểm soát viên không lưu có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt
  • Kiểm soát viên không lưu có sự định hình không gian tốt
  • Kiểm soát viên không lưu có  trí nhớ  tốt và khả năng tư duy nhanh
  • Kiểm soát viên không lưu có khả năng thích ứng với Stress và bình tĩnh khi gặp áp lực
  • Có khả năng quyết định nhanh chóng và thực hiện nhiều việc cùng lúc
  • Có khả năng làm việc theo nhóm
  • Kiểm soát viên không lưu có thể làm việc theo ca kíp
  • Tự tin và quyết đoán
  • Kiểm soát viên không lưu không sử dụng các chất có kích thích có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo…
  • Kiểm soát viên không lưu cần phải có khả năng thành thạo tiếng Anh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Tổ chức Hàng không để tương tác hiệu quả với các phi công đến từ nhiều Quốc gia trong khi điều hành bay.

Triển vọng nghề nghiệp Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu Việt Nam với thế mạnh là được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao là lực lượng lao động chính phát triển ở các vị trí cao hơn như:

  • Chuyên gia về an toàn, điều tra sự cố Không lưu
  • Các chuyên gia Không lưu
  • Chuyên gia về huấn luyện (Huấn luyện viên không lưu)
  • Kiểm soát viên không lưu trở thành các chuyên gia thiết kế phương thức bay, thiết kế vùng trời Không lưu
  • Kiểm soát viên không lưu trở thành các lãnh đạo tại các Trung tâm Kiểm soát Không lưu
  • Kiểm soát viên không lưu làm vị trí quan trọng các phòng, ban, các đơn vị thuộc Tổng công ty và Cục Hàng không Việt Nam

Kiểm soát không lưu thi khối nào?

Kiểm soát không lưu dưới hình thức đào tạo hệ Cao đẳng. Học viện Hàng không Việt Nam đang tiến hành đào tạo ngành Kiểm soát không lưu hình thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả học bạ THPT.

Ngành kiểm soát không lưu có tổ hợp môn xét tuyển đó là:

– D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh

– A00: Toán – Vật lý – Hóa học

– D90: Toán – Tiếng Anh – Môn khoa học tự nhiên (Điểm trung bình cộng 3

môn Lý – Hóa – Sinh)

Điều kiện để xét tuyển học bạ ngành Kiểm soát không lưu:

  • Phải có hạnh kiểm đạt xếp loại khá – tốt, điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển từ 5.0 trở lên.
  • Các thí sinh đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, đang học đại học có chứng chỉ TOEIC đạt trên 450 sẽ được ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng.

Phân loại kiểm soát viên không lưu

Có 4 loại hình kiểm soát viên không lưu, đó là:

– Kiểm soát viên không lưu tiếp cận

– Kiểm soát viên không lưu đường dài

– Kiểm soát viên không lưu mặt đất

– Kiểm soát viên không lưu sân bay

Kiểm soát viên không lưu được phân chia nhiệm vụ vào 4 bộ phận chính:

  • Bộ phận kiểm soát mặt đất (Ground Control Unit)
  • Đài kiểm soát tại sân bay (Aerodrome Control Tower):
  • Cơ sở kiểm soát tiếp cận (Approach Control Unit): Sắp xếp thứ tự máy bay tránh va chạm trễ giờ bay.

Hiện nay, nghề Kiểm soát Không lưu được nhiều người biết đến và quan tâm là cơ hội để các bạn thực hiện ước mơ và đam mê. Đây là một ngành nghề hứa hẹn có cơ hội phát triển rất lớn cho tất cả mọi người.

Facebook Comments Box
Rate this post