Ngành Marketing là gì? Hay ngành Marketing thi khối nào? Đây là những vấn đề mà nhiều thí sinh quan tâm tìm hiểu trước các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến ngành học này.
Mục Lục
1. Tìm hiểu ngành Marketing là gì?
Marketing là ngành bao gồm các hoạt động hướng tới khách hàng, với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua việc tiếp thị sản phẩm và phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng tiềm năng. Đây là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng để thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.
Tại các trường đại học, Marketing là một ngành đào tạo một cách hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh tế và kiến thức Marketing hiện đại. Lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, tổ chức sự kiện…
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Marketing còn được trang bị các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và Marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… Với những kỹ năng này, người học có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Ngành Marketing là gì?
➤ Xem thêm: Những thông tin trường tuyển sinh Cao Đẳng Y Dược TPHCM năm 2020
2. Ngành Marketing thi khối nào?
Trong những năm gần đây, với một số thay đổi trong phương thức tuyển sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo đã mở rộng các khối thi truyền thống thành nhiều tổ hợp môn xét tuyển. Điều này tạo cơ hội cho các thí sinh lựa chọn các môn thi phù hợp với năng lực bản thân. Để theo học ngành Marketing, bạn cần phải đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
Dựa vào các tổ hợp môn này, các trường sẽ tiến hành xét điểm các môn tổ hợp của thí sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét điểm theo học bạ. Do đó, để tăng khả năng trúng tuyển ngành Marketing, thí sinh cần lựa chọn những môn thi sở trường và có kế hoạch ôn tập phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, các bạn cũng cần phải tìm hiểu phương thức tuyển sinh của các trường quan tâm để tránh những sai sót không mong muốn.
Ngành Marketing là gì?
3. Ngành Marketing lấy bao nhiêu điểm?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo vào tuyển sinh ngành Marketing. Do đó, mức điểm chuẩn của ngành học này khá đa dạng, tùy thuộc vào phương án tuyển sinh của từng trường.
Thông thường, điểm chuẩn ngành Marketing để vào các trường đại học dao động từ 18 – 24 điểm, tùy theo các tổ hợp xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. Vì vậy, thí sinh cần lựa chọn ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân để có cơ hội trúng tuyển cao.
4. Theo học ngành Marketing làm gì?
Trên cả nước ta hiện có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và có sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu trên thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã và đang tập trung vào những hoạt động Marketing để khẳng định giá trị thương hiệu.
Chính vì vậy, Marketing là được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập tương đối ổn định. Theo thống kê, thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, đối với cấp quản lý là trên 1000 USD/tháng.
Với những kiến thức chuyên môn về Marketing, bạn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp chuyên về sản xuất, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận… Ngoài ra, nếu có năng lực, người học có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực liên quan.
Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường… Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, người học sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong liên quan đến ngành này, từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành Marketing, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này. Từ đó, các bạn có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.
Tổng hợp