Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Đây là một ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn trong những kỳ tuyển sinh gần đây. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành học có nhiều tiềm năng này nhé.
Mục Lục
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, quản trị kinh doanh bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Những người thực hiện hoạt động quản trị kinh doanh còn được gọi là nhà quản trị của một doanh nghiệp. Họ chính là người thực hiện hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh và ra quyết định, tổ chức có hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác, cũng như chỉ đạo mọi hoạt động hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
2. Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Đây là một ngành tổng hợp gồm nhiều bộ môn căn bản về “quản trị” và “kinh doanh”. Ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu về quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Những chuyên ngành phổ biến của ngành Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing…
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ trang bị những kiến thức căn bản trong khối ngành kinh tế như tài chính, kế toán, nhân sự cho tới các chiến lược kinh doanh, quản trị marketing. Song song với các kiến thức trên, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng lãnh đạo cùng nhưng mô hình quản trị sao cho tối đa hóa hiệu suất công việc cũng là những môn học không thể thiếu của chuyên ngành đặc biệt này.
Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; đồng thời kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh hoặc cũng có thể tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Sau khi ra trường, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ 0hòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
3. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh tế, do đó, tùy từng trường sẽ có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành này, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, quản trị học và các chiến lược kinh doanh, sinh viên còn được tiếp cận những kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng…
- Quản trị kinh doanh thương mại: Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó cũng đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại. Đồng thời giúp người học có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
➤ Xem thêm: Có nên học Quản trị kinh doanh hay không?
- Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa. Không chỉ vậy, sinh viên còn được trang bị kỹ năng về phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, người học cũng nắm được các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
- Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại. Bao gồm các khía cạnh như nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu… Các môn học chuyên ngành Marketing như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Hành vi người tiêu dùng, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing dịch vụ, Marketing quốc tế, PR…
4. Học ngành Quản trị kinh doanh là làm gì?
Với những kiến thức tích lũy tại trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể thử thách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trước khi làm ở bất cứ lĩnh vực nào, các bạn cũng phải tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu của ngành đó bởi bạn chỉ mới có kiến thức cơ bản.
Hiện nay, ngành Quản trị kinh doanh được đánh giá là một ngành học có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận một số vị trí như: nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên xuất nhập khẩu… Đối với các vị trí có chức danh như trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Bên cạnh đó, những công việc của ngành Quản trị kinh doanh thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị marketing, marketing, PR… với một số vị trí việc làm như:
- Chuyên viên tại phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng…
- Đảm nhận vị trí trưởng nhóm hoặc trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường và lập kế hoạch.
- Nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn.
- Giảng dạy và nghiên cứu về ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu được ngành Quản trị kinh doanh là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành học này.
Tổng hợp