Sinh viên năm cuối vỡ mộng khi thoát ra khỏi giảng đường Đại học

  • Thu Phương
  • 9 Tháng Năm, 2018
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Sinh viên năm cuối vỡ mộng khi thoát ra khỏi giảng đường Đại học

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, một ngày lí thú và nhiều bổ ích thực sự chỉ còn là suy nghĩ của những học sinh cấp học dưới mà thôi. Khi mà chuyện thi cử, chuyện học hành cùng những áp lực về nợ môn, nợ điểm khiến nhiều sinh viên dường như chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi “ải” học hành. Với sinh viên năm cuối, chỉ cách tấm bằng đỏ tính theo từng ngày, thì có nhiều nỗi lo muôn thưở khi chuẩn bị ra trường.

Tại sao sinh viên vỡ mộng khi trở thành sinh viên năm cuối?

Minh Tài sinh viên trường học viện hành chính cho biết: “Tâm lí sinh viên năm cuối ai cũng như nhau cả, không còn tự do ăn, chơi và học như năm 1, năm 2 nữa, thay vào đó là nỗi lo có bị nợ môn không? làm luận án tốt nghiệp như thế nào cho hay cho hấp dẫn để đánh giá cao? Nên tìm chỗ nào thực tập để có thêm kinh nghiệm?  Tôi cũng đã trải qua năm cuối tại trường học viện hành chính, ai rồi cũng giống ai, cũng đều tập trung cho việc học để sao cho ra trường đúng lịch”.

Nhiều sinh viên khá lo lắng khi bước vào kì học năm cuối.

Nhiều sinh viên khá lo lắng khi bước vào kì học năm cuối.

Thật vậy, nếu như nghĩ mình có thể tha hồ bay nhảy khi sắp ra trường thì bạn hoàn toàn đã nhầm. Không còn là khoảng thời gian ngày đi học, tối ở nhà học bài nữa, thay vào đó bạn có thêm những ngày gần như trọn đêm làm đồ án tốt nghiệp, làm sao để có điểm thực tập, đánh giá thực tập tốt, và có những ngày dường như phải ba đầu sáu tay ở nơi thực tập, ở trường học,…

Những lỗi lo của sinh viên khi rời xa cái nôi đào tạo của trường học.

Sau khi kết thúc kì nghỉ của năm thứ ba, tất cả các trường sẽ đào tạo sinh viên tập trung ở kì học đầu,  còn kì học thứ hai sẽ để sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, đi thực tập. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà bất kì sinh viên nào cũng có nỗi lo riêng cho mình. Vậy những lỗi lo của sinh viên khi rời xa cái nôi đào tạo của trường học là gì?

Lo trả nợ môn

Lo trả nợ môn chính là nỗi lo đầu tiên mà tôi nhắc đến. Hầu như nợ môn đã trở thành căn bệnh truyền nhiễm mà sinh viên nào cũng đều hưởng trọn một lần. Không như sinh viên những khóa đầu sẽ có kì nghỉ hè để trả nợ môn, sinh viên năm cuối lại phải thêm khoản ôn thi cấp tốc để sao cho ra trường đúng hạn.

Làm sao để ra trường đúng hạn, khi mà vẫn còn nợ môn?

 

Làm sao để ra trường đúng hạn, khi mà vẫn còn nợ môn?

Qúa trình thực tập

Thực tập, ai cũng rồi sẽ phải trải qua. Với sinh viên năm cuối, thường thì họ sẽ mất hai đến ba tháng đến những đơn vị thực tập để làm những công việc liên quan đến ngành học của mình. Bạn đừng nghĩ việc thực tập là đơn giản, bởi tuy bạn là sinh viên nhưng bạn phải làm những công việc mà sau khi ra trường bạn sẽ làm. Có rất nhiều thứ bạn cảm thấy bỡ ngỡ như công việc của mình có tốt không? Việc được giao mình có để sai xót gì không? và việc ứng xử với đồng nghiệp trong quá trình thực tập cũng khá đau đầu.

Định hướng sau khi ra trường

Sinh viên đa phần từ những tỉnh lẻ đến thành phố học tập. Sau khi ra trường một số bạn may mắn thì tìm được công việc đúng ngành mình học hơn, nhưng không phải ai cũng được may mắn như thế. Một số bạn về quê để chờ đợi cô hội, một số bạn lại lựa chọn những việc làm tạm thời tại thành phố. Nói chung định hướng tương lai của những bạn mới ra trường thường khá mờ mịt và họ sẽ phải mất từ 3 đến 4 tháng để tìm sự ổn định cho mình.

Kiều Trinh – sinh viên trường cao đẳng dược Đà Nẵng tâm sự : “Có lẽ, áp lực nhất với mình đó chính là khoảng thời gian đi thực tập. Mình tìm được một hiệu thuốc và xin phép được thực tập tại đây. Cửa hàng có thêm bốn nhân viên bán thuốc nữa, nhưng do tính mình hơi nhát, ngại giao tiếp nên khoảng nửa tháng đầu mỗi khi khách hàng khó tính đến, mình đều nhờ đồng nghiệp ra bán thay”.

Facebook Comments Box
Rate this post