Giải đáp khối B có học kinh tế được không

Nhắc tới khối B lâu nay thường được nhắc đến nhóm ngành Y tế. Vậy khối B có học kinh tế được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khối B có học kinh tế được không

Những năm về trước, khối B truyền thống bao gồm Toán học – Hóa học – Sinh học và hầu hết chỉ xét tuyển các nhóm ngành Y tế. Thế nhưng, do nguyện vọng cũng như nhận thấy nhu cầu xã hội lớn trong ngành nghề, Bộ Giáo dục đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp khác nhau.

Theo đói, càng có nhiều các thí sinh lựa chọn học khối B bởi đa dạng ngành nghề với nhiều công việc hấp dẫn tạo nguồn thu ổn định đặc biệt là các khối ngành kinh tế.

khoi-b-hoan-toan-theo-hoc-duoc-nganh-kinh-te
Khối B hoàn toàn theo học được ngành Kinh tế

Xem ngay: ngành Dược học những môn gì để biết thêm thông tin

Các tổ hợp xét tuyển của khối B có thứ tự và ký hiệu từ B00, B01,… đến B08 với các môn học như: Vật lý, Hóa học, Toán học, Sinh học, Lịch Sử, Ngữ Văn, Tiếng Anh, GDCD, Khoa học xã hội. Cụ thể các tổ hợp khối B hiện nay bao gồm:

  • Tổ hợp B00 bao gồm các môn Toán, Sinh Học, Hóa Học;
  • Tổ hợp B01 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Lịch sử;
  • Tổ hợp B02 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Địa lí;
  • Tổ hợp B03 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Ngữ văn;
  • Tổ hợp B04 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Giáo dục công dân;
  • Tổ hợp B05 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Khoa học xã hội;
  • Tổ hợp B08 bao gồm các môn Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

Khối B thiên về tự nhiên, những bạn học khối này có tính sáng tạo và khả năng tư duy cao. Vì thế, theo học kinh tế là điều vô cùng phù hợp.

Những ngành học có cơ hội việc làm cao

Ngành Kinh doanh thương mại

Khi theo học ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức như: Kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm, ngành quản trị học, quản trị tài chính…

Thêm vào đó, sinh viên sẽ có được các kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin…

Ngành Kinh tế đầu tư

Khi theo học ngành nghề này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức như: lập dự án và quản lý dự án, trong quá trình đầu tư  làm sao để chú trọng phát triển năng lực tham gia giải các giải quyết các vấn đề thực tiễn. Các kỹ năng mềm sinh viên cần đạt được khi ra trường như: hoạch định, thẩm định, phân tích, quản lý các dự án đầu tư và thực thi.

Khi ra trường, các bạn có thể làm ở các công việc như:

  • Chuyên viên phân tích đầu tư; Nhân viên tín dụng, quản trị rủi ro tại ngân hàng;
  • Chuyên viên quản lý vốn, nguồn vốn;
  • Chuyên viên thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư;
  • Chuyên viên hoạch định quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương;
  • Chuyên viên lập và quản lý dự án đầu tư;
  • Chuyên viên quản lý đấu thầu, quản trị rủi ro…

Ngành Marketing

Đây là một trong những ngành học phát triển vô cùng lớn trong những năm gần đây. Bạn sẽ có được các kiến thức như: Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Quản trị marketing, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Marketing dịch vụ, PR, Quản trị bán hàng, … khi theo học ngành nghề này.

Ngoài ra, các kỹ năng mềm sinh viên cũng được đào tạo để vào làm việc khi ra trường như: Hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng…

Ngành quản trị nhân sự

nganh-quan-tri-nhan-su-thu-hut-nhieu-sinh-vien
Ngành quản trị nhân sự thu hút nhiều sinh viên

Click ngay: ngành Dược thi khối nào để biết thêm thông tin

Ngành quản trị nhân sự là ngành học không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi nhân sự chính là nòng cốt quyết định của doanh nghiệp. Khi theo học ngành học này bạn sẽ có được các kỹ năng như: Biết cách đánh giá và đào tạo nhân sự, quản lý hành chính, kỹ năng về việc điều hành.

Khi ra trường, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước với các vị trí như:

  • Hành chính nhân sự;
  • Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng;
  • Chuyên viên quản lý đào tạo;
  • Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự;
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ;
  • Quản lý đào tạo;
  • Chuyên viên tuyển dụng;
  • Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương.

Như vậy với bài viết trên chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi khối B có học kinh tế được không. Các bạn có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với đam mê, khả năng của

Facebook Comments Box
Rate this post