Học ngành xây dựng ra trường làm gì?  

nghe-xay-dung

Nghề xây dựng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và mang đến cho bạn trẻ nhiều cơ hội hấp dẫn tuy nhiên có khá nhiều thách thức. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề xây dựng ở dưới bài viết.

Nghề xây dựng là gì?

Nghề xây dựng là nghề nghiệp về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát và nghiệm thu những những công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp để phục vụ tốt đời sống của con người nhưng những công trình nhà cao tầng, bệnh viện trường học, trung tâm thương mại, nhà xưởng…

Nói cách dễ hiểu hơn nghề xây dựng sẽ là sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp từ đó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng sẽ có những đặc điểm cơ bản về kinh tế, kỹ thuật khác so với những ngành nghề khác để tạo ra sản phẩm của ngành.

nghe-xay-dung
Học xây dựng ra trường làm gì?

Học ngành xây dựng ra trường làm gì?  

Trong nhiều năm trở lại đây ngành học xây dựng được nhiều bạn nam lựa chọn theo học và định hướng nghề nghiệp.

Sau khi học xong ngành xây dựng có nhiều công việc khác nhau như:

  • Kiến trúc sư
  • Thiết bị kỹ thuật
  • Kỹ sư vật liệu xây dựng
  • Kỹ sư kết cấu công trình
  • Kỹ sư điện nước
  • Chủ thầu xây dựng
  • Quản lý dự án xây dựng
  • Kỹ sư vật lý kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng
  • Kỹ sư cơ khí xây dựng …

Mỗi vị trí công việc của  ngành nghề xây dựng sẽ liên quan đến lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý, thi công các dự án xây dựng. Nhiều kỹ sư trong ngành nghề xây dựng sẽ phải thường xuyên di chuyển theo công trình, làm việc xa nhà với điều kiện làm việc khá vất vả, dễ gặp rủi ro khi tai nạn giao động.

nghe-xay-dung
Làm nghề xây dựng cần có những tố chất gì?

Xem thêm:

Vì sao các bạn trẻ nên lựa chọn ngành học này?

Có nhiều lý do về cơ hội việc làm ngành Xây dựng để từ đó nhiều  bạn nam lựa chọn học ngành Xây dựng như:

Thiếu hụt nguồn nhân lực ngành xây dựng

  • Các công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất sẽ quyết ddingj đến chất lượng công trình xây dựng, tuy nhiên tỉ lệ công nhân có kinh nghiệm đào tạo, có bằng cấp còn hạn chế.
  • Hiện tại nguồn nhân lực trong nước chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên nhiều công trình sẽ phải cần đến nguồn nhân lực từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức để cạnh tranh với những dự án đấu thầu của các tập đoàn trong và ngoài nước.

Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng cao

  • Từ sự thay đổi về luật nhà ở vào tháng 7/2015 theo đó các cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên động lực mạnh đối với thị trường bất động sản trong nước từ đó tạo nên cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp ở Việt Nam.
  • Chính phủ đã thông qua gói tín dụng ưu đãi 30000 tỷ để tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp được vay vốn mua nhà ở xã hội.
  • Ngày càng có nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được lên kế hoạch và trong thời gian tới sẽ triển khai hoạt động nên cần đến lực lượng lớn đội ngũ nguồn nhân lực ngành Xây dựng.

Học và làm nghề xây dựng cần có những tố chất gì?

Để có thể làm tốt công việc trong ngành xây dựng bạn cần có những tố chất như:

  • Có đam mê với ngành Kỹ thuật và yêu thích công việc của nghề xây dựng.
  • Người giỏi tính toán, có tư duy logic như vậy khi làm nghề xây dựng mới có khả năng lập kế hoạch dự án, thiết kế các ý tưởng và kiểm tra những thiết kế chính xác.
  • Thường xuyên phải di chuyển và chịu rủi ro tai nạn lao động do đó cần có sức khỏe tốt, chăm chỉ và khả năng chịu đựng được áp lực công việc vất vả, đặc biệt khi đi làm công trình.
  • Cần có chuyên môn về ngành và kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật, có tinh thần hợp tác và làm việc nhóm.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nghề xây dựng, từ đó có được định hướng học xây dựng ra trường làm gì? đưa ra định hướng ngành nghề trong tương lai chính xác.

Facebook Comments Box
Rate this post