Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học phù hợp với những bạn trẻ năng động và yêu thích sự cạnh tranh. Vậy có nên học Quản trị kinh doanh hay không? Các bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé.
Mục Lục
1. Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh gồm những gì?
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ trang bị cho sinh viên khối kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp… Với các môn học như:
Kiến thức cơ sở khối ngành
Theo học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được học những môn nền tảng về Kinh tế. Với các môn học cụ thể như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế lượng, Marketing căn bản, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh…
Kiến thức cơ sở ngành
Các môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành mà sinh viên cần học đó là: Môi trường kinh doanh quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhập môn Quản trị kinh doanh, Tiếp thị căn bản…
Kiến thức chuyên ngành
Bên cạnh các môn cơ sở ngành, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như Nguyên lý kế toán, Thương mại điện tử, Thống kê trong kinh doanh, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị sự kiện, Quản trị dự án, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị…
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; xây dựng kế hoạch kinh doanh; xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu… Đồng thời biết cách kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: tin học; ngoại ngữ; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thuyết trình; giải quyết tình huống kinh doanh…
Có nên học Quản trị kinh doanh hay không?
2. Ngành Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?
Những năm gần đây, mức điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học dao động từ 16 – 26 điểm, tùy theo các tổ hợp xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. Điểm chuẩn sẽ được xét từ cao trở xuống cho đến khi trường đủ chỉ tiêu.
Trước đây, nếu muốn trúng tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần đạt được mức điểm bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn của ngành mà trường đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay, với một số thay đổi trong phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài hình thức tuyển sinh dựa vào điểm thi THPT thì các trường còn áp dụng phương thức xét học bạ THPT. Với ngành Quản trị kinh doanh, có nhiều trường đại học áp dụng đồng thời cả hai phương án tuyển sinh trên.
3. Có nên học Quản trị kinh doanh?
Có không ít người băn khoăn con gái có nên học Quản trị kinh doanh không, tuy nhiên ngành học này không phân biệt nam hay nữ. Chỉ cần bạn yêu thích và có đủ năng lực thì chắc chắn sẽ rất thành công.
Cơ hội việc làm rộng mở
Với những kiến thức tích lũy tại trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội thử thách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự đa dạng về các lĩnh vực thuộc ngành Quản trị kinh doanh mang lại cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp khi ra trường. Khi có trong tay tấm bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực kế toán, nhân sự, bán hàng, quản lý, dịch vụ khách hàng và thậm chí cả hệ thống kinh doanh…. Khả năng ứng dụng cao và sự linh hoạt của ngành học này sẽ giúp bạn có lợi thế nhiều hơn trong thị trường lao động đầy cạnh tranh như ngày nay.
Phát triển toàn diện các kỹ năng
Theo học ngành Quản trị kinh doanh là một trong những con đường giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng của bản thân. Hầu hết các chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học đều được thiết lập dựa trên nền tảng phát triển kiến thức chuyên sâu, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực chuyên môn tại các doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó, thông qua các trải nghiệm thực tế, sinh viên còn có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, thuyết trình hay kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ… Cùng những kỹ năng cơ bản nhất để người học có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn lựa chọn.
Có nên học Quản trị kinh doanh hay không?
➤ Xem thêm: Những điều cần biết về ngành quản lý công nghiệp
Có nhiều cơ hội thăng tiến cao
Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học năng động, phù hợp với những bạn trẻ ưa thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, sáng tạo và có thể phát huy năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng luôn cần những người quản lý kinh doanh có trình độ để giúp họ giải quyết vấn đề và tạo ra hệ thống nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của họ. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản các kỹ năng nghề nghiệp và có định hướng chiến lược rõ ràng thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội được thăng tiến lên những vị trí cao trong công ty.
Có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng
Các môn học trong chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh có thể giúp bạn tích lũy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện quản lý công việc kinh doanh của chính mình. Bởi bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều dựa vào nguyên tắc quản trị kinh doanh để duy trì và phát triển.
Chính vì vậy, những cá nhân có nền tảng Quản trị kinh doanh vững chắc không chỉ sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh riêng, mà còn có nhiều khả năng phát triển vượt trội trong nhiều vị trí khác mà họ lựa chọn. Nếu bạn có ước mơ làm chủ, hãy tự tin vào bản thân có thể tạo dựng được một sự nghiệp của riêng mình.
Mức lương hấp dẫn
Dựa theo số liệu thống kê, những người làm việc trong ngành Quản trị kinh doanh có mức lương dao động từ 5 triệu đến 21 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí làm việc và những đặc thù trong công việc.
Theo đó, mức lương trung bình của ngành này là 8.5 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người có năng lực và kinh nghiệm làm việc cho các doanh nghiệp lớn thì mức lương của họ nhận được sẽ cao hơn rất nhiều, khiến nhiều người phải ao ước.
Tổng hợp