Nghề dệt vải thổ cẩm là gì? Quy trình dệt vải thổ cẩm như thế nào?

  • nguyenmai
  • 12 Tháng Năm, 2023
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Nghề dệt vải thổ cẩm là gì? Quy trình dệt vải thổ cẩm như thế nào?
nghe-det-tho-cam

Trong những năm gần đây các loại vải được làm từ thổ cẩm đang dần trở thành xu hướng thời trang phổ biến được sử dụng khá rộng rãi. Vậy nghề dệt vải thổ cẩm là gì? Quy trình dệt vải thổ cẩm như thế nào?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về nghề dệt thổ cẩm nhé.

Giới thiệu chung về nghề dệt thổ cẩm 

Thổ cẩm là một trong số những loại vải được dệt thủ công với họa tiết, hoa văn độc đáo trên bề mặt vải giống như được thêu lên. Các hoa văn, họa tiết trên vải thổ cẩm thường mang nét truyền thống của các vùng miền dân tộc. Bởi vậy ở mỗi nơi và mỗi khu vực đều có những sản phẩm dệt thổ cẩm mang nét đặc trưng riêng biệt.

Từ xa xưa đã xuất hiện nghề dệt thổ cẩm ở những vùng dân tộc miền núi ban đầu sẽ hoạt động theo mục đích sử dụng của gia đình nhưng không dùng trong việc buôn bán. Thời điểm này những sản phẩm chủ yếu là khăn choàng, xà rông, vải trang trí tại gia đình hoặc trong những nghi lễ tôn giáo.

Đến những năm gần đây thị trường thời trang có nhiều sự thay đổi và cùng với sự phát triển của xã hội điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các nhóm ngành nghề đi lên, đặc biệt là ngành nghề dệt thổ cẩm.

Ngày càng có nhiều các làng nghề dệt thổ cẩm từ đó tạo ra các sản phẩm độc đáo để phục vụ đời sống của người dân, khách du lịch quốc tế. Đa dạng các sản phẩm thổ cẩm như giày, dép, mũ, túi  xách, đồ lưu niệm, khăn choàng, đồ trang trí…

Đây chính là tín hiệu vui bởi những giá trị văn hóa truyền thống làng nghề tại Việt Nam đang được gìn giữ, bảo tồn đến tận ngày nay.

nghe-det-tho-cam
Thổ cẩm là loại vải có nhiều họa tiết nổi bật, độc đáo và bắt mắt

Quy trình sản xuất vải thổ cẩm

Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách dệt vải thổ cẩm khác nhau nhưng nhìn chung quy trình phổ biến để dệt ra vải thổ cẩm bao gồm:

Sơ chế bông

Bông vải là nguyên liệu chính để tạo ra vải  thổ cẩm. Các cây bông trồng trong khoảng 6 tháng sẽ nở hoa và người dân sẽ thu hoạch bông vào những ngày có nắng.

Sau khi thu hoạch bông đem đi phơi khô,  tiếp đến sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm cho sợi bông được tơi và nhuyễn hơn, cán chúng để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.

Kéo sợi

Vò con cúi: Người thợ dệt sẽ dùng một ít sợ bông trải ra và dùng que tre với kích thước như chiếc đũa để vò cho bông cuộn chặt phía trên đầu que sao cho to bằng đầu ngón chân cái. Một que bông như vậy sẽ được gọi là một con cúi.

Kéo sợi: Sử dụng từng con cúi một để tạo thành cuộn bông thành sợi vải. Vừa kéo sẽ được cuộn sợi vải lại thành các ống chỉ với  độ dài khoảng 15cm.

Xử lý vải

Ngâm cháo vải: Kéo xong các sợi vải sẽ đem ngâm vào nước cháo để tiến hành xử lý. Phần vải sẽ được chia ra thành 2 phần và một phần được đem đi nhuộm trước khi dệt và phần còn lại được dệt và mang đi nhuộm sau đó,

Nhuộm chỉ: Các sợi chỉ được nhuộm từ những nước nhuộm màu được làm từ các loại lá, thân cây và dùng đó để dệt thành hoa văn.

Mắc khung cửi

Mắc vải: Giai đoạn này sẽ rất khó và đòi hỏi người thợ phải khéo léo và có sự am hiểu nhất định về nghề. Công việc này cần đến sự giúp sức của nhiều người để vải không bị rối. Cần có người đứng đầu để giăng vải, người dùng lượt to để đánh vải và giữ cho sợi vải không rối lại với nhau.

Lên khung cửi: Hoàn thành mắc vải lên sẽ đến giai đoạn co, sỏ khổ. Đây là quá trình cần thực hiện theo mẫu thổ cẩm để không bị sai.

Thành phẩm

Dệt vải thổ cẩm sẽ khó dệt hơn nhiều so với các loại vải khác do cần nhớ từng hoa văn, con chỉ để chọn màu. Trường hợp bị sai hoặc quên sẽ  cần tháo ra và sửa ngay.

Nhuộm vải: Với vải thổ cẩm sử sử dụng phần lớn màu nền là các màu đen, đỏ, nâu và thường được nhuộm màu sau khi đã nhuộm xong.

nghe-det-tho-cam
Mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những sự khác nhau khi dệt thổ cẩm

Xem thêm:

Thổ cẩm của các dân tộc có đặc trưng gì?

Tại Việt Nam có rất nhiều các dân tộc ở mỗi vùng miền khác nhau nên sẽ có những mẫu vải thổ cẩm với màu sắc, họa tiết không giống nhau. Chính điều này tạo nên biểu tượng đặc trưng, tôn giáo, tín ngưỡng vùng miền khác nhau. Nét đặc trưng của từng loại vải thổ cẩm với từng dân tộc như:

Đặc trưng vải thổ cẩm của người Khmer

Có nhiều họa tiết hoa văn tinh tế, độc đáo, tinh xảo. Thông thường loại vải này sẽ được các nghệ nhân người Khmer dệt hoa văn trực tiếp trên bề mặt vải.

Đặc trưng vải thổ cẩm của người H’ Mông

Dễ dàng nhận thấy đặc trưng vải thổ cẩm của người dân H Mông bởi trên họa tiết hoa văn thường thêu hình chữ thập hoặc chữ đinh. Khi bề mặt vải chuyển động các chi tiết cũng chuyển biến linh động. Ngoài ra họ còn kết hợp với hoa văn hình quả trám, đường viền gãy khúc trên bề mặt vải thổ cẩm.

Đặc trưng vải thổ cẩm của người Dao

Hoạ tiết hoa văn đơn giản tuy nhiên mật độ hoa văn sẽ nhiều hơn so với ở các vùng miền khác. Màu sắc hoa  văn trên vải thổ cẩm chính là màu đỏ được thêu nổi bật.

Đặc trưng vải thổ cẩm của người H’rê

Vải thổ cẩm của người H rê có sự kết hợp hài hoà giữa người dao và người H’ mông. Màu sắc tiêu biểu là đỏ kết hợp với đen cùng các họa tiết hoa văn có hình thoi từ đó tạo thành hình của các con sông, con suối.

Đặc trưng vải thổ cẩm của người Bana

Nhắc đến vải thổ cẩm của dân tộc Bana bạn sẽ bị cuốn hút bởi màu sắc chủ đạo là màu đen, đỏ và màu trắng. Cùng với đó là các hoạ tiết quen thuộc, bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, chúng còn là biểu tượng cho thiên nhiên, cho núi rừng, cho hoa lá.

Đặc trưng vải thổ cẩm của người Mường

Màu sắc chủ đạo của người Mường là đen, đỏ, trắng và các họa tiết gần gũi với sinh hoạt hàng ngày, biểu tượng tượng trưng cho thiên nhiên, núi rừng, chẳng hạn như hoa gấc, hoa hồi, quả trám, hoa dẻ…

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp thắc mắc nghề dệt thổ cẩm là gì? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu được quá trình sản xuất vải thổ cẩm.

Facebook Comments Box
2.3/5 - (15 bình chọn)