Hát xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời và là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Nếu muốn nghe xẩm chỉ có thể đến Yên Mô – Ninh Bình. Nơi đây chính là cái nôi của nghệ thuật hát xẩm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về nghệ thuật hát xẩm tại Ninh Bình để các bạn tham khảo nhé!
Nghe xẩm chỉ có thể đến Yên Mô – Ninh Bình
Yên Mô được coi là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát xẩm. Nơi đây nổi danh với tên tuổi của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu- người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. Hát xẩm tại Yên Mô có đặc trưng là xẩm chợ với nhiều làn điệu phong phú (có một số bài hát nổi tiếng do cố nghệ nhân Hà Thị Cầu sáng tác).
Hát Xẩm có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian.
Đọc thêm: nghề ib là gì
Nghệ thuật hát Xẩm được hình thành bởi một hệ thống bài bản và âm nhạc riêng biệt, đặc trưng. Với các nhạc cụ như đàn bầu, sênh sứa, đàn nhị, trống mảnh, trống cơm, đàn hồ, thanh la, người nghệ sỹ/nghệ nhân biểu diễn hát Xẩm tự thêm hoặc bớt các nhạc cụ cho phù hợp với môi trường, hoàn cảnh và làn điệu biểu diễn.
Những làn điệu gốc của Xẩm có 3 điệu chính Xẩm Huê tình, Xẩm xoan, Xẩm ba bậc. Một bài Xẩm gồm có vỉa, trổ mở đầu, trổ thân, các trổ nhắc lại, trổ kết vẫn được các nghệ nhân lưu giữ. Bên cạnh đó, họ còn sáng tác thêm các bài hát mới dựa trên những làn điệu cổ truyền để phù hợp với cuộc sống hiện tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là giá trị bất biến của nghệ thuật hát Xẩm.
Giá trị thiết thực nhất mà hát Xẩm mang lại đó chính là giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống của người Việt. Qua những bài hát về tình nghĩa vợ chồng, ơn cha, nghĩa mẹ sinh thành, tình yêu quê hương, đất nước với những ca từ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu,…chúng ta lại càng yêu thích và đam mê nghe Xẩm hơn. Chính vì lẽ đó mà hát Xẩm không “kén” người nghe.
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm trong xã hội đương đại
Năm 2013, nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời. Hát Xẩm ở Yên Mô đứng trước nguy cơ thất truyền, có lúc người ta tưởng chừng như nó đã bị chìm dưới lớp bụi thời gian. Thật may mắn là điều ít ai ngờ tới: hát xẩm lại đang tồn tại sinh động và vô cùng hấp dẫn. Hát Xẩm có mặt ở các hội diễn văn nghệ quần chúng, các sự kiện, lễ hội và trong các lớp học hát xẩm ở nhiều trường học trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây, huyện Yên Mô đã chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc này.
Xem thêm: nghề sale là gì
Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của hát Xẩm, từ năm 2014 đến nay Ủy ban Nhân dân huyện đã mở được nhiều lớp truyền dạy. Các học viên được truyền dạy hiện đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ hát chèo, hát Xẩm trên địa bàn huyện.
Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận. Hàng năm huyện giao phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng kế hoạch mở các lớp truyền dạy hát Xẩm và lớp nhạc cụ hát Xẩm. Để xây dựng lớp nhạc công trẻ kế cận, huyện đã mở lớp dạy cách sử dụng một số nhạc cụ chính thường được dùng trong hát xẩm như: nhị, trống, sênh,…
Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức lớp hát xẩm cho các giáo viên thanh nhạc ở các trường Tiểu học, trung học cơ sở và các em học sinh trên địa bàn huyện. Từ đó, đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học góp phần từng bước đưa Xẩm thấm sâu vào đời sống nhân dân và có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Ngoài ra, huyện Yên Mô tổ chức sưu tầm, biên soạn và truyền dạy các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền. Thêm vào đó, huyện còn dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Mô có hơn 20 câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm. Các câu lạc bộ này thường xuyên tập luyện, giao lưu trong các ngày Lễ, ngày hội tại địa phương và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức. Nhờ đó, những làn điệu xẩm đã không còn bó hẹp trong không gian hội làng, hội chùa hay góc chợ, bến xe như trước kia mà đã vang lên trên sân khấu, tại các sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao, du lịch của tỉnh, của huyện Yên Mô.
Nghe xẩm chỉ có thể đến Yên Mô – Ninh Bình – đó là điều không thể bàn cãi. Nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy ở Yên Mô – Ninh Bình một cách nghiêm túc và sôi nổi. Nó đóng góp quan trọng trong hành trình của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.