Nghề Sale là gì? Các công việc chính của nghề Sale hiện nay

Nghề sale thường mang đến những công việc hấp dẫn

Nghề Sales không hề xa lạ trong đời sống hàng ngày, nhiều người nhầm tưởng rằng sale là bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Những để có cái nhìn chính xác nghề Sale là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nghề Sale là gì?

Nhân viên sale còn gọi là nhân viên kinh doanh, đảm nhiệm công việc chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng để bán sản phẩm với các dịch vụ công ty. Đối với công việc bán hàng, họ sẽ chịu trách nhiệm để tạo ra khách hàng tiềm năng, đáp ứng được mục tiêu về doanh số đưa ra.

Nghề sale khá phổ biến hiện nay
Nghề sale khá phổ biến hiện nay

Để cắt nghĩa từ Sales một cách thú vị trong nghề, sẽ được dịch ra như sau :

  • S – Smile: Mỉm cười với bất kỳ khách hàng nào.
  • A – Ask: Luôn hỏi han khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu cũng như thu thập dữ liệu cần thiết nhằm đề xuất ra giải pháp phù hợp.
  • L – Listen: Lắng nghe cẩn trọng thông tin từ phía khách hàng. Mọi dữ liệu từ khách hàng chỉ là phần thô, quan trọng là luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của họ.
  • E – Education: Khách hàng cần hiểu hơn về sản phẩm, thị trường, với quy trình vận hành, có những quy chuẩn để họ nên biết.
  • S – Selling: Bán được sản phẩm với khách hàng.

>>> Bạn có biết: Nghề Coaching là gì? Những tố chất để trở thành một Coaching giỏi

2. Nhân viên sales cần có kỹ năng, phẩm chất như thế nào?

Để trở thành nhân viên sales tốt thì đòi hỏi phải có các phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Với mỗi tình huống và khả năng sẽ phát huy hiệu quả khác nhau. Các chuyên gia chỉ ra những kỹ năng và phẩm chất chính yếu mà một nhân viên sales phải có:

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán lưu loát, mạch lạc là quan trọng nhất.
  • Luôn linh hoạt, nhạy bén xử lý mọi tình huống bất ngờ.
  • Nắm vững và tin tưởng vào thông tin về sản phẩm hay những dịch vụ cần bán.
  • Nhân viên sales phải là người có bản lĩnh cao.
  • Luôn giữ trên môi nụ cười và niềm nở khi gặp khách hàng.
  • Nắm được điểm yếu, điểm mạnh của sản phẩm để đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu của người dùng.

3. Nghề Sales là làm gì?

3.1. Kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu

Trước đây, những chuyên viên sales muốn gặp khách hàng thì phải đặt lịch hẹn trực tiếp, hoặc phải gọi điện liên tục. Nhưng ngày này với sự ra đời của các phần mềm nhắn tin, gọi facetime như Skype, Whatsapp, Telegram, ….ra đời, thì việc trao đổi với khách hàng tiện lợi hơn rất nhiều.

Nghề sale thường mang đến những công việc hấp dẫn
Nghề sale thường mang đến những công việc hấp dẫn

Chuyên viên Sales có thể liên hệ khách hàng bất cứ đâu cho thuận tiện. Bắt đầu ngày làm việc của nghề Sale sẽ là kiểm tra tin nhắn qua email; nhắn tin đàm phán hay nhắc nhở khách hàng.

Trong đó phải kể đến những hoạt động quan trọng như: thay đổi giá cả, thương lượng hợp đồng; ký kết;….đều được thực hiện trên các phần mềm nhắn tin. Tiếp theo sẽ được chính thức hóa bằng email với chữ ký điện tử; hay như một buổi gặp cuối cùng khi được thông qua mọi điều khoản.

Đối với lĩnh vực bán lẻ, thương mại, Sales có thể kiểm tra tiêu chuẩn khách hàng, lưu lượng khách ở mỗi điểm bán qua ứng dụng hoặc livestream có đều không. Cách thực hiện rất dễ dàng và thuận tiện.

>>> Tham khảo thêm: Nghề BA là gì? Những kỹ năng cần có của nghề BA?

3.2. Dõi theo khách hàng, thu thập và phân tích thông tin

Nếu danh sách khách hàng tăng thì nhiệm vụ của nghề Sale sẽ thay đổi hướng. Cá chuyên viên sẽ luôn phải theo dõi từng bước khách hàng để phục vụ tốt mọi yêu cầu của khách. Không chỉ vậy, trong suốt quá trình tương tác với khách; chuyên viên Sales sẽ phải thu thập, phân tích thông tin quan trọng để nắm bắt nhu cầu tiềm ẩn của khách.

Bởi vậy, việc ra đời các ứng dụng công nghệ như phần mềm chăm sóc khách hàng như phần mềm CRM; hệ thống email thông minh (Active campaign; Mailchimp; Hubspot; …) ra đời.

Phần mềm này cho phép Sales đánh giá, phân loại và theo dõi diễn biến đối với từng nhóm khách hàng. Từ đó lưu trữ được phản ứng của khách hàng để chuyên viên sales hiểu được thị hiếu của khách hàng dù không nói ra .

Để thay đổi nghề sales thì các bạn hãy bắt đầu tìm hiểu về cách dùng phần mềm để có được lợi thế trong công việc này nhé.

3.3. Quy trình kết hợp với phòng ban khác của Sales là gì?

Sự cái tiền về công nghệ giúp cho sales phối hợp với các phòng ban khác dễ dàng và nhịp nhàng hơn.

Cụ thể như trong phòng Marketing, mỗi chiến dịch Marketing đều đưa ra mục tiêu gia tăng doanh số để chọn ra những danh sách khách hàng tiềm năng. Thông qua phần mềm quảng cáo kỹ thuật số; đội Marketing sẽ tạo ra cơ chế tự động thông tin khách đến Sales. Khi đó thì nhân viên sale sẽ có nhiệm vụ liên hệ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Không chỉ vậy, chuyên viên sales còn phải phối hợp với một số phòng ban khác như: Tài chính; Sản phẩm; Chăm sóc hậu mãi;….để mang đến giá trị tốt nhất đối với khách hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thường xuyên có thế mạnh lớn, chuyên viên Sales sẽ đóng góp về hiểu biết của mình về khách/người nhằm cải thiện sản phẩm và chiến lược nói chung.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin về nghề sales là gì? Công việc của nghề sale như thế nào? Với những thông tin này chắc chắn sẽ mang đến cơ hội tốt cho các bạn trẻ lựa chọn ngành học yêu thích. Chúc các bạn thành công!

Facebook Comments Box
Rate this post