Nghề biên tập viên là gì? Công việc và tố chất biên tập viên

  • Thu Phương
  • 24 Tháng Ba, 2023
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Nghề biên tập viên là gì? Công việc và tố chất biên tập viên

Nhắc đến nghề biên tập viên thì nhiều người đã nghĩ đến vị trí biên tập viên dẫn tin trên sóng thời sự. Điều này đúng nhưng chưa đủ, thực tế nghề này còn xuất hiện các lĩnh vực khác như báo chí, xuất bản và nhiều hơn hơn thế nữa.

1. Nghề biên tập viên là gì?

Nghề biên tập viên có trách nhiệm đảm đảm các bài viết, bản thảo được hoàn chỉnh về hình thức và nội dung trước khi công bố đến độc giả và người xem truyền hình.

Nghề biên tập viên gắn liền với những con chữ
Nghề biên tập viên gắn liền với những con chữ

Công việc này xuất hiện và đóng vai trò quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau gồm báo chí và truyền hình …Theo đó “Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”.

Nghề biên tập viên đòi hỏi vừa phải có nhiều năm kinh nghiệm, có đủ kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Bởi quá trình làm việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ với khả năng đa dạng.

>>> Xem thêm: Hướng nghiệp năm 2020 con gái nên học nghề gì?

2. Nghề biên tập viên làm những gì?

“Sửa lỗi trong nội dung bài viết” là một đầu mục công việc của ngành biên tập viên. Nếu bạn đang lo lắng về nghề biên tập viên làm những gì, thì thực tế tên gọi này có nhiều biến thể, phụ thuộc vào việc bạn làm ở đâu.

Biên tập viên có cơ hội làm việc tại các công ty trẻ, báo chí thuộc cấp tỉnh, thành phố, hoặc các Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, đại sứ quán, và có thể làm ở rất nhiều nơi.

2.1. Biên tập viên truyền hình

Nếu bạn thường xem truyền hình sẽ quen thuộc bởi hình ảnh biên tập viên dẫn bản tin thời sự trên sóng truyền hình quốc gia. Vị trí này đòi hỏi vừa phải có ngoại hình và kỹ năng truyền đạt tốt, như vậy mới đáp ứng công việc như sau:

  • Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
  • Viết bản tin
  • Biên tập bản tin thành bản hoàn chỉnh
  • Ghi hình

Khi phát sóng thì biên tập viên phải có giọng nói chuẩn, khả năng truyền đạt dễ hiểu, rõ ràng và biết ứng biến.

2.2. Biên tập viên báo chí

Vị trí biên tập viên báo chí thường làm tại các phòng ban, cơ quan báo chí, hay các tòa soạn báo.

Công việc biên tập nắm giữ vai trò chủ chốt ở một tòa soạn bởi họ là người định hướng nội dung và cũng chịu trách nhiệm cho thương hiệu tờ báo. Vị trí biên tập viên ở tòa soạn còn được phân ra thành: biên tập viên tương tác, biên tập viên đầu ra, biên tập viên đầu vào, biên tập viên kế.

Công việc của biên tập viên báo chí bao gồm:

  • Biên soạn
  • Tiếp nhận bài viết của phóng viên
  • Kiểm tra nguồn tin
  • Kiểm tra lỗi sai trong bài

2.3. Biên tập viên website

Biên tập website còn được gọi là content writer. Vị trí này thường ở những công ty truyền thống hay doanh nghiệp chọn phương thức truyền thông để quảng bá.

Khác với nghề biên tập báo chí, biên tập viên website sẽ viết bài phục phụ mục đích xây dựng trang web nhất định hoặc PR, quảng cáo. Họ thường không đặt nặng vấn đề xã hội như các biên tập viên báo chí. Nhưng thay vào đó phải hướng nội dung sáng tạo,“trendy” để thu hút người đọc nhiều độ tuổi.

Công ty ở thời điểm hiện tại đều tuyển dụng vị trí này. Do vậy cơ hội việc làm này rất rộng mở với các bạn trẻ.

2.4. Biên tập viên phát thanh

Công việc của phát thanh viên tương tự như vị trí biên tập viên truyền hình, trừ việc họ thu âm trong studio thay vì phải ngồi trước ống kính máy quay. Điều đó đòi hỏi phải có giọng nói dễ nghe, truyền cảm để truyền tải thông điệp đến các thính giả.

Công việc của một biên tập viên phát thanh bao gồm:

  • Chuẩn bị kịch bản
  • Lên sóng đúng thời lượng
  • Dẫn dắt các nội dung theo kịch bản
  • Phỏng vấn trực tuyến (nếu có

2.5. Biên tập viên xuất bản

Ngoài các vị trí biên tập trên thì biên tập viên xuất bản có khối lượng công việc lớn. Không chỉ xuất bản một bài viết mà là cuốn sách hoàn chỉnh.

Công việc của biên tập viên xuất bản gồm:

  • Đọc, phân tích tác phẩm
  • Góp ý với tác giả
  • Kiểm tra, sửa lỗi diễn đạt, chính tả
  • Kiểm tra đầu mục, ảnh minh hoạ
  • Đánh số trang

Bên cạnh đó, vị trí này còn chịu trách nhiệm thiết kế bìa cuốn sách cùng với vấn đề khác.

3. Tố chất cần có của biên tập viên là gì?

Kỹ năng chung của nghề biên tập viên là gì? Để theo đuổi nghề biên tập viên thì bạn phải trau dồi những tố chất dưới đây:

3.1. Tư duy ngôn ngữ tốt

Công việc của biên tập viên thiên về con chữ đòi hỏi phải có tư duy ngôn ngữ nhạy bén. Yếu tố này nhằm truyền đạt ý tưởng, nội dung, tin tức người đọc và người nghe một cách cuốn hút.

Nghề biên tập viên có vị trí quan trọng
Nghề biên tập viên có vị trí quan trọng

3.2. Cẩn thận, tỉ mỉ

Biên tập viên phải là người rất cầu toàn. Để có một bài viết, kịch bản hoàn hảo thì họ phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ, từ chính tả, từ ngữ, đến cách diễn đạt.

Công việc biên tập nghe qua đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi bỏ ra nhiều công sức, sự tập trung để có thể lọc hết “sạn”, từ đó đem tới kết quả hoàn chỉnh nhất.

>>> Xem thêm: Nghề Bartender là gì? Công việc và sức hấp dẫn nghề Bartender

3.3. Linh hoạt với xu hướng

Sự thay đổi của xã hội từng ngày theo xu thế mới. Do vậy, các biên tập phải nắm bắt xu hướng đó và biến thành thời cơ nhằm thu hút thính giả và độc giả. Ngành biên tập có tính cạnh tranh lớn, người có chỗ đứng nhất định nếu có tính linh hoạt và biết mở rộng thế mạnh của bản thân.

3.4. Hiểu tâm lý công chúng

Biên tập viên vừa phải có tâm lý tác giả, vừa phải hiểu rõ tâm lý công chúng. Đảm bảo giúp thông điệp truyền tải đến công chúng, vừa định hướng người đọc hiểu trọn vẹn thông điệp theo ý tác giả. Như vậy, bạn sẽ là một biên tập viên đắt giá.

Biên tập viên khi chỉnh sửa tin bài cần phải chú ý độ khách quan với mức độ ảnh hưởng của thông tin.

Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin về nghề biên tập viên và có công việc, tố chất cần thiết phát triển ngành này. Đừng quên theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments Box
Rate this post