Trong những năm gần đây đánh dấu sự phát triển của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống, điều đó khiến không ít người tò mò không biết nghề dev là gì. Nếu bạn cũng có chung câu hỏi này thì bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Nghề Dev là gì?
Dev là từ viết tắt của Developer, là vị trí kỹ sư phần mềm hay lập trình viên. Họ có khả năng sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau do vậy có thể xây dựng và bảo trì các chương trình cho máy tính. Nói một cách khác, nghề Dev là người thực hiện xử lý những đoạn mã lập trình để sáng tạo ra những phần mềm máy tính hoàn chỉnh nhất.
Dev được xem là chìa khóa giúp mở ra sự phát triển với những ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin. Họ còn được ví như những nhạc trưởng có khả năng chỉ huy dàn nhạc nhằm tạo ra bản nhạc hoàn hảo nhất.
Người làm nghề Dev rất thành thạo về máy tính và cũng rất nổi tiếng về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Đây là nghề có tương lai, và có tiềm năng phát triển, hiện được giới trẻ theo đuổi đam mê khá nhiều.
>>> Nghề it là gì? Cơ hội phát triển nghề IT trong tương lai
2. Yêu cầu đối với công việc của Developer là gì?
2.1 Học vấn
Khi ứng tuyển vào vị trí của nghề Dev, mỗi Developer đòi hỏi phải tốt nghiệp chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Theo đó, bạn cần phải trang bị thêm cho mình bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến CNTT để được ưu tiên hơn.
2.2. Kinh nghiệm
Với mỗi cấp bậc ngành nghề sẽ có yêu cầu về kinh nghiệm khác nhau. Mỗi Developer sẽ được chia ra làm 5 cấp bậc dưới đây:
- Junior Developer: Vị trí này đòi hỏi các ứng viên có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm làm lập trình, có kiến thức tổng quát về cơ sở dữ liệu, viết được phần mềm và ứng dụng cơ bản.
- Senior Developer: Nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải có 4 – 10 năm kinh nghiệm, và phải có kiến thức chuyên sâu, lập trình được các chương trình phức tạp.
- Leader Developer: Bạn cần phải có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm trở thành một senior chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập hay trở thành quản lý một đội nhóm.
- Mid-level Manager: Quản lý cấp trung không cần phải lập trình nhiều tuy nhiên cần phải có kỹ năng quản lý, đưa ra được quyết định quan trọng phối hợp cùng team Developer để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
- Senior Leader: Quản lý cấp cao làm việc trực tiếp với giám đốc của công ty.
2.3. Kỹ năng
Để trở thành một Developer quan trọng cho các doanh nghiệp, bạn cần trau dồi thêm những kỹ năng dưới đây:
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Có tư duy sáng tạo và thẩm mỹ thiết kế.
- Biết quản lý thời gian đồng thời luôn kiên nhẫn trong mọi trường hợp.
- Có kỹ năng giao tiếp đủ tốt giúp truyền đạt thông tin và kiến thức chuyên ngành với các bộ phận khác.
2.4. Tính cách
Developer được xem là một ngành nghề hấp dẫn tuy nhiên bạn cần phải có niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Do vậy, đòi hỏi bạn cần có những tố chất theo đuổi được nghề này mà không bị “đuối sức”:
- Có khả năng học hỏi không ngừng và cải thiện kỹ năng của bản thân giúp bắt kịp với yêu cầu công việc luôn chuyển dịch.
- Nhạy bén với những xu hướng công nghệ mới nhằm giúp tăng hiệu suất công việc cũng như nâng tầm bản thân.
- Luôn tỉ mỉ và cẩn thận với những chi tiết nhỏ nhất nhằm tránh những sai sót không đáng có trong công việc.
3. Các công việc cụ thể cần làm của lập trình viên
Vị trí lập trình viên được phân chia cụ thể với nhiều mảng khác nhau bao gồm: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình mobile và lập trình game…
Theo đó, nhiệm vụ của lập trình viên đáp ứng được bao gồm:
- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn.
- Xây dựng mới với những ứng dụng cần thiết.
- Xây dựng chức năng xử lý cho máy tính.
- Nghiên cứu và phát triển đối với nền công nghệ mới.
>>> >>> Tìm hiểu: Con gái nên học nghề gì? Những ngành nghề tiềm năng phát triển
4. Một số tố chất đòi hỏi ở mỗi lập trình viên
Thông tin về nghề Dev là gì vừa được chia sẻ trên đây, nếu như bạn muốn thử sức với nghề này thì cần trang bị cho mình những tố chất dưới đây:
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Mỗi lập trình viên thường sẽ đảm nhiệm vai trò đảm nhận những công việc khác nhau trong một dự án. Sau khi hoàn thành, các phần sẽ được nối lại với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Bởi vậy, mỗi người lập trình cần phải có khả năng làm việc độc lập và cũng có thể làm việc nhóm, cộng tác tốt với đồng nghiệp của mình.
- Người có tố chất làm việc cẩn thận, tỉ mỉ: Vị trí lập trình viên là một công việc có tính chất khá phức tạp, đòi hỏi họ phải xây dựng cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc phải chú trọng đến chi tiết. Sở dĩ, chỉ cần một lỗi rất nhỏ cũng khiến cho sản phẩm trong dự án của bạn gặp thất bại và phải mất rất nhiều thời gian sửa chữa.
- Phải có tư duy sáng tạo, tư duy làm việc logic: Tố chất này không thể thiếu đối với một người lập trình viên. Theo đó, muốn tạo ra một sản phẩm sở hữu vẻ đẹp thẩm mỹ tốt thì đòi hỏi bạn phải có khả năng sắp xếp vấn đề, khả năng thiết kế, có tư duy sáng tạo cần phải được bộc phá kịp lúc. Đừng bỏ lỡ cơ hội theo đuổi ngành này nếu như có tố chất trên nhé.
- Có khả năng tự học hỏi để nâng cao kiến thức: Nghề lập trình viên được đánh giá là cực kỳ khó. Bởi vậy những bạn trẻ phải có sự quyết tâm sống chung với nó cần phải luôn cố gắng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới. Kết hợp việc thực hành thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng làm việc.
5. Nghề lập trình viên sẽ làm việc ở đâu?
Nắm được thông tin nghề Dev là gì vừa được giải đáp trên đây. Hẳn nhiều bạn có mong muốn gắn bó với nó để có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty thiết kế phần mềm, công ty trong lĩnh vực công nghệ, bộ phận IT. Những công việc này đòi hỏi bạn phải có nhiều thời gian để tiếp xúc với máy tính cao bởi vậy bạn có thể làm việc tại văn phòng hoặc cũng có thể làm việc tại nhà để hoàn thành công việc tốt nhất. Chắc hẳn khi tham gia ngành này bạn sẽ thấy thật thú vị đó nhé.
Bài viết trên đây nhằm giúp bạn giải đáp câu hỏi nghề Dev là gì. Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn nắm rõ được đầu công việc của nghề này và những tố chất giúp bạn trở thành Developer có tiếng. Hy vọng đây sẽ là hành trang cho bản thân để theo đuổi mục tiêu công việc trong tương lai. Chúc các bạn thành công!